Quy trình tái chế kim loại và những lợi ích của việc tái chế kim loại

Tái chế kim loại mang đến nhiều lợi ích về kinh tế

Tái chế kim loại là cụm từ không quá xa lạ với chúng ta. Đây là việc rất cần thiết để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như mang đến lợi ích về kinh tế, sức khỏe. Vậy việc tái chế kim loại sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng Công Ty Thu Mua Phế Liệu Tài Phúc tìm hiểu ngay nhé!

4 lợi ích khi tiến hành tái chế kim loại

Việc tái chế kim loại sẽ mang đến nhiều lợi ích, không chỉ cho cá nhân mà còn là môi trường và xã hội như:

Tiết kiệm năng lượng:

Khi tiến hành sản xuất các sản phẩm kim loại mới từ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng cần dùng để sản xuất đương nhiên sẽ lớn hơn khi bạn dùng kim loại đã qua sử dụng để tái chế lại.

Tái chế kim loại giúp tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu tự nhiên

Tái chế kim loại giúp tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu tự nhiên

Vì sao bạn không chọn tái chế kim loại thay vì khai thác mới từ tự nhiên? Việc bạn tái chế 1 tấn kim loại sẽ giúp tiết kiệm được một lượng điện, nước và các loại nhiên liệu tương ứng với chi phí vận hành 1 ngôi nhà trong hơn 1 năm. Ngoài ra, tái chế kim loại cũng giúp giảm lượng khí thải dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên:

Việc tái chế có thể hỗ trợ bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Thay vì thu thập các kim loại dưới mặt đất bằng khoan, ngành công nghiệp có thể dùng các kim loại đã được sử dụng qua. Hơn nữa, việc tái sử dụng vật liệu có thể giúp tiết kiệm được lượng nước lớn và giữ gìn được cảnh quan thiên nhiên.

Tái chế kim loại giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Tái chế kim loại giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Chi phí cho việc khai thác kim loại từ thiên nhiên cũng rất lớn. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, giá thành sản phẩm cũng thấp hơn so với việc sử dụng nguyên liệu khai thác trực tiếp từ các mỏ.

Tăng không gian cho các bãi phế liệu:

Thời gian phân hủy của kim loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày, khối lượng, điều kiện của môi trường. Có thể liệt kê một vài dạng kim loại và thời gian phân hủy của chúng như:

  • Các loại hộp thiếc đựng bánh, thực phẩm: Cần khoảng 50 năm để phân hủy
  • Lon nhôm: Bắt đầu bước vào quá trình phân hủy sau 80 – 100 để ở bãi phế liệu
  • Dầm sắt: Phân hủy từ 200 – 500 năm
  • Lá nhôm, đinh tán, thép tấm: Không thể phân hủy

Tái chế kim loại sẽ giúp tăng không gian bãi phế liệu

Tái chế kim loại sẽ giúp tăng không gian bãi phế liệu

Các loại rác thải kim loại có thời gian phân hủy rất chậm, thậm chí không thể phân hủy. Do đó, việc tiến hành tái chế kim loại có thể giúp tiết kiệm được khoảng không gian tối ưu cho các bãi phế liệu.

Những lợi ích về kinh tế:

Việc tái chế kim loại có thể giúp chúng ta sử dụng nguyên liệu với giá thành rẻ hơn. Các kim loại được tái chế thường có giá thấp hơn so với kim loại mới bởi không cần phải khai thác từ tự nhiên.

Tái chế kim loại mang đến nhiều lợi ích về kinh tế

Tái chế kim loại mang đến nhiều lợi ích về kinh tế

Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường quặng và giảm rủi ro liên quan đến biến động giá cả của quặng. Giá thành của các loại quặng kim loại có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất cũng như lợi nhuận nhiều ngành công nghiệp.

Với các đơn vị chuyên thu mua phế liệu như Tài Phúc, việc thu hồi và tái chế kim loại có thể mang đến cho chúng tôi nguồn thu và lợi nhuận rất hợp lý trong quá trình kinh doanh của mình.

Xem ngay:

>>> Quy trình tái chế sắt thép phế liệu MỚI NHẤT

>>> Đồng nát là gì? Vì sao cần thu gom đồng nát?

Quy trình tái chế kim loại

Bước 1: Thu gom – Tách chất thải:

Các loại phế liệu sẽ được thu gom từ nhiều nguồn như xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh, nhà dân,… Sau khi được thu gom, chúng sẽ được tách ra và phân theo loại kim loại. Chẳng hạn các nhóm chất thải nhôm, sắt thép, chì,…

Thu gom và tách chất thải là bước đầu tiên trong quy trình tái chế kim loại

Thu gom và tách chất thải là bước đầu tiên trong quy trình tái chế kim loại

Bước 2: Loại bỏ tạp chất:

Các loại chất thải sẽ được xử lí loại bỏ tạp chất. Kim loại thường có nhiều tạp chất đi kèm như cao su, mảnh gỗ, nhựa sơn hoặc các chất thải không phải là kim loại. 

Sau khi thu gom, kim loại sẽ được loại bỏ các tạp chất

Sau khi thu gom, kim loại sẽ được loại bỏ các tạp chất

Bước này có thể sử dụng các loại máy móc, làm thủ công theo từng loại kim loại và các tạp chất cụ thể.

Bước 3: Cắt nhỏ kim loại:

Các kim loại thường có kích cỡ lớn. Do đó chúng cần được cắt thành các mảnh nhỏ hơn để dễ dàng trong vận chuyển và xử lí. Sau đó có thể được nghiền thành các hạt kim loại. Kim loại sẽ được cắt hoặc nghiền nhỏ tùy theo nhu cầu của xưởng tái chế.

Bước 4: Nấu và để nguội:

Một vài loại kim loại như sắt thép, nhôm hoặc đồng cần được đun chảy và để nguội. Điều này sẽ đảm bảo tạo ra được sản phẩm tái chế phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Kim loại được nấu và để nguội, tạo hình phù hợp với nhu cầu sử dụng

Kim loại được nấu và để nguội, tạo hình phù hợp với nhu cầu sử dụng

Sau khi nấu chảy, kim loại ở dạng lỏng thường sẽ được lọc qua một lần để đảm bảo độ tinh khiết. Sau đó sẽ được đưa đi làm lạnh và đúc khuôn để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Có những mẫu khuôn quen thuộc như tấm, ống, dây, hoặc thanh.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng:

Các loại kim loại tái chế thường phải qua quy trình kiểm tra chất lượng. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng khi sử dụng cũng như không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bước 6: Vận chuyển và tiêu thụ:

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra chất lượng, các sản phẩm kim loại tái chế sẽ được chuyển đến các đơn vị sản xuất sử dụng kim loại đã qua tái chế như ngành sản xuất ô tô, xây dựng, điện tử, và nhiều ngành khác. Tại đây, chúng được sử dụng để tạo sản phẩm mới hoặc thay thế cho nguyên liệu kim loại mới.

Kim loại sau khi tái chế sẽ được vận chuyển đến các đơn vị sản xuất

Kim loại sau khi tái chế sẽ được vận chuyển đến các đơn vị sản xuất

Bước 7: Quản lý rác và bảo vệ môi trường:

Khi tái chế kim loại, sẽ có các sản phẩm phụ từ quá trình tái chế cần được xử lý một cách an toàn và bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm. Việc quản lý rác và bảo vệ môi trường sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của tái chế kim loại đến môi trường, mang đến những lợi ích thiết thực cho kinh tế và môi trường.

Quản lý rác thải tái chế sẽ mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống

Quản lý rác thải tái chế sẽ mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống

Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng các bạn đã có nhiều thông tin hữu ích về tái chế kim loại và những lợi ích khi tiến hành tái chế chúng. Nếu bạn đang cần bán phế liệu kim loại, có thể liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá và hỗ trợ ngay lập tức.

Xem ngay:

>>> Bật mí cách nhận biết đồng thật giả từ chuyên gia

>>> Sự khác nhau giữa đồng đỏ và đồng vàng mà bạn nên biết

Tác giả: Nguyễn Văn Kim

Nguyễn Văn Kim- CEO của Công Ty Thu Mua Phế Liệu Thành Long chuyên thu mua phế liệu.

Tác giả phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.