Thép hợp kim là gì? Các loại thép hợp kim trên thị trường

Thép hợp kim có nhiều tính chất đặc biệt

Thép hợp kim là một trong những loại vật liệu quan trọng trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thép hợp kim là gì, các loại thép hợp kim bao gồm những gì,… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Công Ty Thu Mua Phế Liệu Thành Long tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản về thép hợp kim.

Thép hợp kim là gì?

Thép hợp kim được tạo ra bởi các kim loại và phi kim. Thành phần thép hợp kim gồm các nguyên tố quen thuộc như: sắt, đồng, niken, cacbon, mangan, sillic,… với hàm lượng không quá 50%.

Thép hợp kim là gì?

 

Thép hợp kim là gì?

Việc kết hợp thêm với các loại phi kim hoặc kim loại vừa nêu có thể cải thiện đặc điểm và tính năng của thép nguyên chất. Tùy hàm lượng của các nguyên tố trong thép hợp kim mà độ đàn hồi, độ cứng, khả năng chống oxy hóa và sức bền của các loại thép hợp kim sẽ có sự khác biệt.

Xem ngay:

>> Hợp kim là gì? Các loại hợp kim phổ biến hiện nay

>>> Cách mở đại lý thu mua phế liệu: Hướng dẫn từ A – Z cho người mới bắt đầu

Thép hợp kim có những đặc điểm gì?

So với thép nguyên chất, thép hợp kim có những điểm đặc biệt nào? Sau đây là một vài điểm nổi bật của thép hợp kim:

Về cơ tính:

Thép hợp kim có độ bền cao hơn thép nguyên chất. Điều này được khẳng định cụ thể hơn khi kiểm tra trên thép hợp kim đã được tôi và ram. 

Thép hợp kim có độ bền cao hơn thép nguyên chất

Thép hợp kim có độ bền cao hơn thép nguyên chất

Về khả năng chịu nhiệt:

Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi ở 2000 độ C, thép hợp kim bền hơn so với thép nguyên chất. Nếu tiến hành tôi thép hợp kim ở nhiệt độ trên 2000 độ C, thép nguyên chất cần phải được hợp kim hóa từ những nguyên tố có độ bền nhiệt cao như sắt, niken, đồng, mangan, silic,… Và hàm lượng của các nguyên tố này cũng cần tương đối cao.

Về các tính chất hóa học – vật lý:

Vì được tạo thành từ sự pha trộn giữa nhiều nguyên tố khác nhau nên thép hợp kim sẽ có nhiều tính chất đặc biệt như:

  • Không bị gỉ trong môi trường kiềm, axit và muối vì có thể chống lại sự ăn mòn 
  • Tùy theo nguyên tố được pha trộn mà thép hợp kim có thể có từ tính đặc biệt hoặc không có từ tính
  • Có khả năng giãn nở vì nhiệt đặc biệt

Thép hợp kim có nhiều tính chất đặc biệt

Thép hợp kim có nhiều tính chất đặc biệt

=> Thép hợp kim là vật liệu rất cần thiết cho nhiều ngành kỹ thuật hiện đại vì các đặc tính ưu việt của chúng.

Xem ngay:

>>> Đồng đen là gì? Giải mã tin đồn và các sự thật về đồng đen

>>> 5 Cách nhận biết đồng đen đơn giản và hiệu quả nhất

Các loại thép hợp kim phổ biến trên thị trường

Hiện nay, các loại thép hợp kim rất đa dạng và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Tùy vào cách phân chia, cách gọi tên mà ta có 2 loại thép hợp kim chính:

Thép phân theo tỷ lệ hợp kim:

Nếu phân theo tỷ lệ hợp kim, sẽ có 2 loại thép chính là thép hợp kim thấp và thép hợp kim cao. Các loại thép hợp kim thấp thường được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện tại:

  • Thép hợp kim thấp: Là loại thép được thêm vào thành phần các nguyên tố như bo, crom, mangan, silic,… Các nguyên tố này sẽ có hàm lượng dưới 10%
  • Thép hợp kim cao: Là loại thép được thêm vào thành phần các nguyên tố như bo, crom, mangan, silic,… Các nguyên tố này sẽ có hàm lượng trên 10%

Thép phân theo tên nguyên tố hợp kim:

Nếu gọi tên thép theo tên nguyên tố đưa vào, chúng ta sẽ có 2 trường hợp gọi tên như sau:

  • Thép thêm 1 nguyên tố: Thường sẽ được gọi tên theo nguyên tố đó. Ví dụ: Thép niken, Thép crom, Thép mangan,…
  • Thép thêm 2 hoặc nhiều nguyên tố: Thường sẽ được gọi tên theo 2 nguyên tố có thành phần cao nhất. Ví dụ: Thép crom – niken, Thép mangan – silic,…

Phân biệt giữa thép không gỉ và thép hợp kim

Thép không gỉ còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là thép inox. Đây là hợp kim có thành phần chính là sắt kết hợp với các kim loại khác (Crom, molypden, Niken, Niobium,…).

Thép không gỉ còn được gọi là thép inox

Thép không gỉ còn được gọi là thép inox

Điểm khác nhau lớn nhất và dễ phân biệt giữa thép không gỉ và thép hợp kim chính là khả năng chống gỉ. Thép không gỉ có thể chống gỉ tốt hơn khi so sánh với thép hợp kim. Khi để cả 2 chất liệu ở môi trường bên ngoài, chúng đều bị oxi hóa tùy theo thành phần hóa học. 

Tuy nhiên vì thép không gỉ chứa crom và kim loại khác nên có thể chống lại hiện tượng gỉ sét tốt hơn.

Thép inox thường chống gỉ sét tốt hơn thép hợp kim

Thép inox thường chống gỉ sét tốt hơn thép hợp kim

Giá thành của thép không gỉ luôn cao hơn giá thành của thép hợp kim. Bởi các thành phần chống gỉ như mangan, niken, crom được thêm vào thép không gỉ có giá thành cao hơn. Từ đó đẩy chi phí sản xuất của thép không gỉ cao hơn thép hợp kim.

Xem ngay:

>>> Kinh nghiệm, cách thu mua phế liệu cho người mới khởi nghiệp

>>> Cập nhật quy trình thu mua phế liệu chuẩn xác NHẤT

Các ứng dụng của thép hợp kim

Với nhiều đặc điểm nổi bật của mình, thép hợp kim được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Trong đó có thể kể đến:

  • Làm trục công nghiệp: Trục chịu tải trọng, trục động cơ, trục cán rèn,…
  • Dùng trong cơ khí, sản xuất các linh kiện ô tô, thiết bị hàng hải, chế tạo máy
  • Dùng trong xây dựng: Khung chịu lực, bê tông cốt thép, hàng rào, cổng, kết cấu chịu lực,…
  • Bánh răng truyền động, bánh răng tăng áp, trục bánh răng
  • Làm tay quay, con lăn, bu lông, thanh ren, thớt đỡ, gia công các chi tiết của máy móc
  • Làm các chi tiết chịu tải trọng cao của các kết cấu thép
  • Làm dao cắt, dây xích công nghiệp hoặc các công cụ công nghiệp
  • Chế tạo các loại xe hoặc tàu biển

Thép hợp kim có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp

Thép hợp kim có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp

Qua bài viết trên, Công ty thu mua phế liệu Thành Long mong rằng chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về thép hợp kim. Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh phế liệu từ thép hợp kim hoặc những kim loại, phi kim khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được mức giá phù hợp nhất!

Tác giả: Nguyễn Văn Kim

Nguyễn Văn Kim- CEO của Công Ty Thu Mua Phế Liệu Thành Long chuyên thu mua phế liệu.

Tác giả phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.